25.4.19

Bổ sung sắt cho cả nhà

Dạo này tóc của mẹ rụng nhiều, uống nhiều nước vẫn thấy khát, mệt mỏi, khó ngủ... Anh Tý Dẹt cũng mới ốm sốt dài ngày. Kem thì kém ăn... Từng ấy lý do đủ để mẹ tìm hiểu về việc bổ sung sắt cho cả nhà. (Bố cũng được hưởng lợi ké).
1. Hàm lượng sắt yêu cầu
Nam: 1mg
Nữ 1,6 - 2mg
2. Biểu hiện của việc thiếu sắt
- Da dẻ nhợt nhạt, ặt sẽ xanh xao, nướu, bên trong môi hoặc mí mắt dưới sẽ mất màu.
- Lưỡi trở nên nhợt nhạt, khô miệng, đau vết nứt đỏ ở khóe miệng hoặc loét miệng.
- Tóc rụng rất nhiều
- Móng tay dễ gãy
- Khó thở
- Cơn đau đầu thường xuyên ghé thăm
- Bàn tay và bàn chân lạnh
- Hội chứng chân không yên: Những người bị thiếu sắt nặng thường mắc Hội chứng chân không yên (hay còn gọi là Hội chứng chân bồn chồn, Restless legs syndrome – RLS) – một rối loạn của hệ thống thần kinh gây ra sự thôi thúc quá mức để di chuyển chân của bạn. Tình trạng này thường đi kèm với đau và ngứa. Hội chứng này cũng gây ra chuột rút làm giảm chất lượng giấc ngủ của bạn.
- Tim đập thình thịch
- Mệt mỏi không lý do
- Trẻ em thì hay quấy khóc, vật vã, chán ăn ngủ ít, giảm trí nhớ,...
3. Bổ sung sắt như thế nào?
Lượng sắt (mg) có trong 100gr  thực phẩm:
- Tiết bò (52)
- Men bia khô (16)
- Gan lợn (10)
- Thịt bò (2,7)
- Trứng gà (2,2)
- Cua biển (3,8)
- Mực tươi (0,6)
- Cá chép (0,8)
- Mộc nhĩ (65)
- Nấm hương khô (35)
- Đậu nành (11)
- Vừng (10)
- Đậu xanh (4,8)
- Cần tây, cần ta (3)
- Rau ngót (2,7) 
- Cải bó xôi (?)
- Củ cải (2,9)
- Rau dền trắng (6,1)
- Rau dền đỏ (5,4)
- Các loại rau thơm (3,8)
- Mận khô (?)

----  thức ăn thực vật phần lớn chứa sắt ít hơn thức ăn động vật, thức ăn động vật sống dưới nước chứa ít sắt hơn loại động vật sống trên cạn. Cơ thể hấp thu được 10 - 15% thức ăn động vật nhưng chỉ hấp thu được 5% trong thức ăn thực vật (tính trung bình chỉ 10%).(đoạn giải thích thôi không tổng hợp vào đây nữa)

Như vậy, muốn đủ sắt thì phải ăn một lượng sắt gấp 10 lần nhu cầu khuyến cáo (1) (vì cơ thể chỉ hấp thu trung bình 10%), ăn dạng sắt dễ hoà tan trong cả động vật và thực vật, kèm theo phải ăn đủ chất đạm, không ăn quá nhiều thức ăn giàu phospho và NÊN ăn thức ăn có vitamin C (và một số vitamin nhóm B như B6).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.